46 phụ huynh lớp 1 cùng ký đơn yêu cầu một học sinh chuyển trường: Con không dám đến lớp

Trong lĩnh vực giáo dục, mỗi đứa trẻ là một cá thể độc nhất. Cho dù chúng cư xử tốt và nhạy cảm hay nghịch ngợm và tinh nghịch, quỹ đạo phát triển của chúng luôn chứa đầy những thách thức và khả năng.

Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp đặc biệt trong việc cân bằng giữa quyền được giáo dục của trẻ và ý kiến tập thể đã xả ra trong thực tế.

Theo Red Star News, mới đây, 46 phụ huynh lớp 1 tai một trường tiểu học ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc đã cùng ký tên, bày tỏ với nhà trường rằng họ mong muốn cậu học sinh tên Tiểu Giới sẽ chuyển sang trường khác trong thời gian sớm nhất.

Ảnh Sina

Nguyên nhân là Tiểu Giới bị nghi mắc chứng ADHD (tăng động giảm chú ý), cậu bé là nỗi khiếp sợ cho các bạn cùng lớp. Theo lời nhiều phụ huynh, con họ dù không gây hấn hay khiêu khích nhưng ngày nào cũng bầm dập khi về tới nhà. Dù có hay không có giáo viên, Tiểu Giới vẫn động tay động chân và đe dọa các bạn cùng lớp.

Hành vi của cậu bé không chỉ ảnh hưởng đến việc học tập, cuộc sống của người khác mà còn khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Nhiều người cho biết họ đã phàn nàn với giáo viên từ đầu năm học nhưng mọi thứ vẫn vậy. Họ lo lắng con mình sẽ bị ám ảnh bởi việc đến trường hàng ngày. Có những bằng chứng rõ ràng về việc Tiểu Giới vô cớ “tẩn” bạn, cậu bé là nỗi khiếp sợ của học sinh cùng lớp. Mọi người thông cảm khi cậu bé bị rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD, nhưng họ cũng bất an khi thấy những dấu bầm trên người con mình mỗi ngày. Một số cho biết con mình bị “bụp” hàng ngày, gọi cho bố mẹ Tiểu Giới thì việc họ làm giỏi nhất là xin lỗi. Mới đầu các phụ huynh đều thông cảm, nhưng tình hình ngày càng tệ hơn và những đứa trẻ khác bắt đầu sợ đến trường.

46 phụ huynh ký tên cùng nhau yêu cầu nhà trường chuyển Tiểu Giới sang trường khác, điều này gây ra những tình huống khó xử trong giáo dục và những thách thức về đạo đức. Đối với những đứa trẻ có vấn đề về hành vi đặc biệt, làm thế nào để cân bằng quyền được giáo dục của mình với quyền an toàn của những đứa trẻ khác là một vấn đề khó khăn mà tất cả các bên phải đối mặt. Ở đại lục, trẻ nhỏ nếu không bị vấn đề sức khỏe đặc biệt hoặc chậm tiếp thu thì được đảm bảo hoàn thành quyền đi học của mình. ADHD không phải là vấn đề, vấn đề là tác hại và tác động đối với người khác. Đối với những đứa trẻ đặc biệt như Tiểu Giới, việc giáo dục cần phải được tùy chỉnh. Điều quan trọng nằm ở cách hướng dẫn chúng cư xử đúng đắn, hòa nhập với cộng đồng. Nhưng trên hết vẫn là vì sự an toàn của những trẻ khác và môi trường học tập.

Ảnh Sina

Sau sự việc, nhà trường và phụ huynh đã họp và đi đế quyết định tạm thời cho Tiểu Giới học trực tuyến, bởi vì năm học không còn dài nữa. Bố mẹ cậu bé cũng cam kết chú ý đến con mình, nếu có bất cứ lời phàn nàn nào nữa thì năm học tới sẽ chuyển trường ngay. Trường học cũng sắp xếp một giáo viên chú ý đến Tiểu Giới. Điều này nhằm bảo vệ quyền học tập cho cậu và là sự thỏa hiệp cho sự hài lòng tập thể. Câu chuyện đã gây ra sự chú ý rộng rãi trên mạng xã hội, cư dân mạng lần lượt bày tỏ quan điểm của mình. Một số cho rằng ADHD không phải là mấu chốt của vấn đề mà vấn đề nằm ở hành vi bắt nạt bạn bè của Tiểu Giới, cần có sự can thiệp và hướng dẫn kịp thời. Những phụ huynh khác chia sẻ kinh nghiệm có con mắc chứng ADHD nhưng vẫn có thể hòa hợp với bạn bè, xã hội.

“Lớp con tôi còn có một cháu thích đánh người khác. Tôi đã nhiều lần báo cáo với cô giáo. Có nhiều bé bị cháu kia đánh, làm sao có thể khoan dung. Giáo viên nói rằng họ không có quyền cầm trẻ đi học. Bây giờ chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đăng ký cho con mình học một lớp võ thuật hay thứ gì đó để ít nhất có khả năng tự vệ.”

“Khi vi phạm kỷ luật, hãy giáo dục con thay vì nói với bố mẹ rằng con họ bị bệnh và cần được điều trị. Tôi chỉ nói điều này để chia sẻ hoàn cảnh mà tôi gặp phải. Nếu hàng chục phụ huynh ký đơn đề nghị chuyển trường cho cậu bé đó thì chắc chắn không phải là chuyện bình thường.”

“Trước hết, cha mẹ nên đối diện với những vấn đề của con mình, chữa trị nếu con ốm đau. Trẻ nhỏ nghịch ngợm là điều bình thường, nhưng 46 phụ huynh lên tiếng thì rõ ràng đó không còn là thể loại nghịch ngợm thông thường nữa.”

“Lớp con tôi có một bạn nam y vậy, nhưng thái độ của phụ huynh còn tệ hơn. Khi giáo viên hoặc phụ huynh phản hồi thì cô ấy luôn than thở rằng mình phải kiểm soát con hàng ngày, kiệt quệ ra sao. Đó là một thái độ không tốt”.

“Có lần chúng tôi đang đợi thang máy, một cậu bé ước chừng 5,6 tuổi cứ la hét ở đó. Bố mẹ như câm, không nói gì và để con la hét. Con tôi hơn ba tuổi nói: Đừng gây ồn ào ở nơi công cộng. Lúc này bố của đứa trẻ kia mới lên tiếng và nói rằng nó không nên la hét nữa. Mẹ nó vẫn im lặng còn đứa trẻ thì tiếp tục la hét. Một số cha mẹ thực sự khó chịu. Họ thích làm lơ hơn là kỷ luật con cái.”

“Vậy giáo viên quản lý và dạy dỗ những đứa trẻ như vậy như thế nào? Đứa này cần được bảo vệ, đứa kia cần được bảo vệ, nhưng không ai nghĩ đến việc bảo vệ những đứa trẻ bình thường.”

“Trong trường hợp này, phụ huynh nên đến trường chuyên biệt để được can thiệp và điều trị, thay vì học ở trường bình thường.”

“Đầu tiên hãy làm rõ trách nhiệm. Ví dụ, nếu có chuyện gì xảy ra, một học sinh bị thương nhẹ, bị thương nặng hoặc thậm chí nguy kịch. Ai sẽ chịu trách nhiệm này?”

“Các triệu chứng chính của ADHD là không có khả năng tập trung và có xu hướng làm phiền các bạn cùng lớp. Nhưng tôi chưa bao giờ nghe nói trẻ ADHD có hành vi hung hăng. Đứa trẻ này rõ ràng là xấu tính”

“Trẻ bị ADHD không nhất thiết dẫn đến tấn công người khác. Đây là một vấn đề của giáo dục gia đình và không thể đơn giản quy cho ADHD. Trẻ bị ADHD không thể tập trung, nhưng chúng sẽ không đánh người khác. Sự hung hăng chủ yếu là do cha mẹ mất kiên nhẫn và áp dụng các phương pháp giáo dục bạo lực khi lớn lên và trẻ em bắt chước họ.”

“Cháu trai tôi cũng mắc chứng ADHD. Nó nghe lời nhưng không thể kiềm chế được việc chơi đùa hoặc la hét vô cớ. Khi bố nó phạt, dù có đứng yên thì mắt nó cũng sẽ liên tục chuyển động. Bây giờ đã vào lớp một, cháu rất hòa đồng với các bạn trong lớp và chơi thân với bọn trẻ trong xóm.”

Ảnh Sina

Giáo dục là một công việc phức tạp và nghiêm túc, và những đứa trẻ đặc biệt cần được chăm sóc và hỗ trợ nhiều hơn. Hành vi của Tiểu Giới đã gây tổn hại cho người khác, điều này cần có sự quan tâm, hướng dẫn từ trường học, phụ huynh và xã hội để giúp cậu bé trưởng thành đúng đắn.  Sau khi vụ việc xảy ra, China News Weekly đã phỏng vấn một số chuyên gia và học giả trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt và tâm lý trẻ em. Các chuyên gia liên quan cho rằng dù tính xác thực của sự việc đã được nhiều phương tiện truyền thông chứng thực nhưng nguyên nhân sâu xa vẫn chưa rõ ràng. Đặc biệt, chứng ADHD của Tiểu Giới chỉ được người nhà tiết lộ bằng miệng, chưa có chẩn đoán rõ ràng và logic.

Vào ngày 11/ 4, Red Star News nêu rõ trong báo cáo của mình: Mẹ của Tiểu Giới đã đưa cậu đến bệnh viện để kiểm tra và phát hiện cậu bị ADHD, nhưng bệnh viện không cấp giấy chứng nhận chẩn đoán hay toa thuốc. Mẹ cậu bé cũng cam kết sẽ kiểm soát hành vi của con mình. Các chuyên gia cho rằng, không thể quy tất cả hành vi của cậu bé là ADHD cho đến khi có đủ lý do để chứng minh điều đó, chẳng hạn như giấy chứng nhận chẩn đoán. Nếu trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, trẻ có thể có những đặc điểm như học tập kém, thiếu tập trung, không chú ý đến chi tiết và mắc lỗi bất cẩn. Một tình trạng phổ biến là trẻ không thể hoàn thành một số việc. Nhưng nhiều trường hợp nghiên cứu cho thấy trẻ mắc ADHD không có xu hướng tấn công người khác. Có thể có những lý do khác dẫn đến hành vi hung hăng liên quan, chẳng hạn như rối loạn hành vi cảm xúc hoặc các yếu tố ảnh hưởng khác. Ngoài ra, các chuyên gia được phỏng vấn tin rằng các bạn cùng lớp bị tấn công thể chất, lăng mạ hoặc đe dọa phải trải qua các cuộc kiểm tra liên quan để đánh giá liệu có tổn hại đáng kể về thể chất hoặc tinh thần hay không. Điều này cũng quan trọng không kém đối với việc bảo vệ những đứa trẻ khác trong lớp

Nguồn : https://www.webtretho.com/f/goc-lam-me/46-phu-huynh-lop-1-cung-ky-don-yeu-cau-mot-hoc-sinh-chuyen-truong-con-khong-dam-den-lop

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *