7 cạm bẫy lớn của tiền gửi ngân hàng có kì hạn: Hãy nhớ đề phòng, nếu không bạn sẽ bị thiệt hại nặng nề

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, tiền gửi ngân hàng vẫn là lựa chọn phổ biến và an toàn cho nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng, đằng sau sự an toàn tưởng chừng như vững chắc ấy, còn tồn tại không ít “bẫy” mà nếu không cẩn thận, bạn có thể mất một khoản tiền không nhỏ.

Báo Ngôi Sao ngày 10/4 đưa thông tin với tiêu đề: 7 cạm bẫy lớn của tiền gửi ngân hàng có kì hạn: Hãy nhớ đề phòng, nếu không bạn sẽ bị thiệt hại nặng nề. Với nội dung như sau: 

Tự động gia hạn

Khi tiền gửi đến hạn, nhiều người chọn gia hạn tự động vì sự tiện lợi. Tuy nhiên, đây lại là một bẫy khiến bạn nhận được lãi suất thấp hơn do được áp dụng mức lãi suất cơ bản chứ không phải lãi suất ưu đãi. Lời khuyên là sau khi tiền gửi đến hạn, bạn nên trực tiếp đến ngân hàng để tất toán khoản tiền gửi. Sau đó bạn nên tham khảo các dịch vụ hiện tại của ngân hàng cũng như tham khảo khác ngân hàng khác để lựa chọn được mức lãi suất tốt nhất.

Chọn kỳ hạn dài một cách mù quáng

Mặc dù lãi suất cao hơn với kỳ hạn dài, nhưng điều này có thể làm mất đi tính linh hoạt và cơ hội tận dụng lãi suất cao hơn trong tương lai. Bạn nên phân chia số tiền của mình vào các kỳ hạn khác nhau, tạo điều kiện cho việc rút tiền một cách linh hoạt khi cần thiết mà không mất quá nhiều lãi suất.

Gửi hết tiền vào một ngân hàng

(Ảnh minh họa)

Đặc biệt là khi số tiền vượt quá 500 triệu đồng, bởi lẽ mỗi ngân hàng có một mức độ an toàn và lãi suất khác nhau. Để tránh rủi ro và tối ưu hóa lợi ích, bạn nên phân tán số tiền của mình vào các ngân hàng khác nhau.

Giao tiền cho người khác gửi hộ

Có nhiều trường hợp mất tiền do tin tưởng giao tiền cho người khác gửi hộ. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tự mình gửi tiền tại quầy ngân hàng hoặc qua dịch vụ ngân hàng trực tuyến.

Cảnh giác khi được giới thiệu mua sản phẩm tài chính khác

Trong quá trình gửi tiền, có thể bạn sẽ được nhân viên ngân hàng giới thiệu mua các sản phẩm tài chính khác như quỹ đầu tư. Hãy nhớ rằng, những sản phẩm này thường kèm theo rủi ro cao và không phải lúc nào cũng phù hợp với mục tiêu an toàn của việc gửi tiền ngân hàng.

Đừng nhầm lẫn giữa tiền gửi và sản phẩm tài chính khác

(Ảnh minh họa)

Một số người khi gửi tiền có thể vô tình mua phải sản phẩm tài chính khác như bảo hiểm hoặc sản phẩm quản lý tài sản do nhân viên ngân hàng giới thiệu. Hãy luôn cảnh giác và yêu cầu thông tin rõ ràng về sản phẩm bạn đang tham gia.

Đề phòng khi được chào mua bảo hiểm

Ngày càng nhiều người khi đến ngân hàng gửi tiền lại kết thúc bằng việc mua bảo hiểm. Sự nhiệt tình của ngân hàng trong việc bán bảo hiểm đôi khi làm mờ đi mục tiêu gốc của việc gửi tiền. Lưu ý rằng bảo hiểm và tiền gửi là hai sản phẩm tài chính hoàn toàn khác nhau, hãy tìm hiểu kỹ trước khi quyết định tham gia vào bất cứ hình thức gửi tiền nào khác.

Tiếp dến, báo Lao Động cũng có bài đăng tương tự với thông tin: Nhóm 3 ngân hàng lãi suất “khủng” kì hạn 7 tháng mới nhất

Nội dung được báo đưa như sau:

Lãi suất kì hạn 7 tháng đang được niêm yết dao động quanh ngưỡng 4,3 – 5,8%. Trong đó, nhóm ngân hàng có lãi suất cao nhất có thể kể đến NCB, PVcombank, Oceanbank…

Lãi suất kì hạn 7 tháng cao nhất đang được Oceanbank niêm yết, ở ngưỡng 5,8%. Ảnh minh họa: Trà My

 

3 ngân hàng lãi suất 7 tháng cao nhất

Ghi nhận của PV Lao Động (3h ngày 18.11.2023) tại 20 ngân hàng, nhóm ngân hàng niêm yết lãi suất cao với kỳ hạn 7 tháng có thể kể đến: HDBank, NCB (5,5%/năm), PVcombank (5,6%), Oceanbank (5,8%)…

Lãi suất cao nhất kì hạn 7 tháng tại Oceanbank là 5,8% khi khách hàng gửi tiết kiệm online. Ảnh chụp màn hình ngày 18.11.2023

 

Lãi suất cao nhất kì hạn 7 tháng tại PVcomBank là 5,6% khi khách hàng gửi tiết kiệm online. Ảnh chụp màn hình ngày 18.11.2023

 

Lãi suất tiết kiệm tại NCB. Ảnh chụp màn hình ngày 18.11.2023.

Ngoài ra, một số ngân hàng khác cũng đang có mức lãi suất khá cao, quanh ngưỡng 5-5,4%/năm. Bạn đọc có thể tham khảo lãi suất một số ngân hàng đầu giờ sáng 18.11.2023:

Lãi suất HDBank

Lãi suất HDBank ở ngưỡng 5,5% kì hạn 7 tháng, khi khách hàng gửi tiết kiệm online. Ảnh chụp màn hình ngày 18.11.2023

 

Lãi suất Kienlongbank

Kienlongbank không niêm yết lãi suất kỳ hạn 7 tháng với hình thức gửi tiền trực tuyến. Với hình thức gửi tiền tại quầy, lãi suất ngân hàng này niêm yết ở mức 5,2%/năm. Ảnh chụp màn hình ngày 18.11.2023.

 

Lãi suất BacABank

Lãi suất BacABank kì hạn 7 tháng là 5,2%. Ảnh chụp màn hình ngày 18.11.2023.

Lãi suất CB

Lãi suất CB kì hạn 7 tháng ở mức 5,1%/năm. Ảnh chụp màn hình ngày 18.11.2023.

 

Lãi suất NamABank

Lãi suất NamABank online kì hạn 7 tháng ở mức 4,9%/năm. Ảnh chụp màn hình ngày 15.11.2023.

Lãi suất Vietcombank

Vietcombank không niêm yết lãi suất với kì hạn 7 tháng. Ảnh chụp màn hình ngày 18.11.2023.

Lãi suất Agribank

Lãi suất Agribank kì hạn 7 tháng là 4,3%. Ảnh chụp màn hình ngày 18.11.2023.

Gửi tiết kiệm 500 triệu, sau 7 tháng nhận bao nhiêu tiền?

Để tính tiền lãi gửi tiết kiệm tại ngân hàng, bạn có thể áp dụng công thức:

Tiền lãi = tiền gửi x lãi suất %/12 x số tháng gửi

Ví dụ, bạn gửi 500 triệu đồng kì hạn 7 tháng tại Ngân hàng A lãi suất 5,5%/năm, bạn có thể nhận được: 500 triệu đồng x 5,5%/12 x 7 ≈ 16 triệu đồng.

Cùng số tiền trên, nếu bạn gửi tiết kiệm tại Ngân hàng B kì hạn 7 tháng có lãi suất 4,3% số tiền lãi bạn nhận được sẽ là: 500 triệu đồng x 4,3%/12 x 7 ≈ 12,5 triệu đồng.

* Thông tin về lãi suất chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi trong từng thời kỳ. Vui lòng liên hệ điểm giao dịch ngân hàng gần nhất hoặc hotline ‎để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *