Khi nào miền Bắc đón đợt rét đậm đầu tiên

Dự báo không khí lạnh sẽ hoạt động mạnh trong tháng 12 đến tháng 1/2025 tại khu vực Bắc Bộ gây ra các đợt rét đậm, rét hại.

Báo VTC News ngày 15/10 đưa thông tin với tiêu đề: Khi nào miền Bắc đón đợt rét đậm đầu tiên. Với nội dung như sau:

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia thông tin, hiện tượng ENSO đang trong trạng thái trung tính, nghiêng dần về pha lạnh.

Không khí lạnh khả năng hoạt động mạnh từ tháng 12, gây ra các đợt rét đậm, rét hại. Người dân cần đề phòng những đợt rét đậm, rét hại kéo dài, đặc biệt tại vùng núi phía Bắc, kèm theo hiện tượng sương muối, băng giá trong thời gian này.

“Rét đậm, rét hại tại Bắc Bộ sẽ xuất hiện trên diện rộng từ nửa cuối tháng 12, giống như các năm trước”, cơ quan khí tượng nhận định.

Dự báo tháng 12/2024 đến tháng 1/2025, miền Bắc đón rét đậm, rét hại kéo dài.  (Ảnh minh hoạ)

Nhiệt độ trung bình tháng 11/2024 trên cả nước cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5-1 độ C.

Ngoài ra, từ tháng 11/2024 đến tháng 1/2025, hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền nước ta sẽ xấp xỉ hoặc cao hơn nhiều năm (trung bình mỗi năm Biển Đông có 2,8 cơn bão, áp thấp đổ bộ). Dự báo, áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đất liền tập trung nhiều ở Trung Bộ và các tỉnh phía Nam, đề phòng khả năng hình thành ngay trên Biển Đông.

“Trong 3 tháng này, trên phạm vi cả nước nguy cơ tiếp tục xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, sét và gió giật mạnh”, trung tâm khí tượng dự báo.

Cùng đó, các đợt mưa lớn sẽ xuất hiện tại Trung và Nam Trung Bộ trong tháng 11/2024. Mùa mưa ở Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có thể kết thúc muộn hơn bình thường (khoảng cuối tháng 11 tại Tây Nguyên và Nam Bộ, cuối tháng 12/2024 tại Trung và Nam Trung Bộ).

So với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, tổng lượng mưa ở Bắc Bộ trong tháng 11/2024 phổ biến xấp xỉ, một số nơi ở vùng núi thấp hơn 10-20%; tháng 12/2024-1/2025 phổ biến 10-35mm.

Tại Trung Bộ, tổng lượng mưa tháng 11/2024 phổ biến cao hơn 10-30%, trong đó Bắc Trung Bộ xấp xỉ so với trung bình nhiều năm. Tháng 12/2024, tổng lượng mưa ở Bắc Trung Bộ 15-30mm, các tỉnh Nam Nghệ An – Hà Tĩnh phổ biến 50-100mm, Quảng Bình – Quảng Trị 100-200mm, Thừa Thiên Huế – Khánh Hoà 250- 500mm, có nơi cao hơn, Ninh Thuận – Bình Thuận 30-80mm.

Tháng 1/2025, tổng lượng mưa ở Bắc Trung Bộ phổ biến 20-50mm, Hà Tĩnh có nơi trên 100mm; Trung và Nam Trung Bộ 50-150mm.

So với các năm trước, tổng lượng mưa ở Tây Nguyên và Nam Bộ trong tháng 11/2024 cao hơn 5-20%. Tháng 12, tổng lượng mưa tại Tây Nguyên phổ biến 30-50mm, một số nơi ở Nam Tây Nguyên và Nam Bộ 50-80mm, có nơi cao hơn.

Tháng 1/2025, tổng lượng mưa ở Tây Nguyên phổ biến 10-20mm, trong đó Lâm Đồng có nơi trên 30mm, Nam Bộ từ 15-30mm.

Tiếp đến, báo Tuổi Trẻ cũng có bài đăng tương tự với thông tin: Miền Bắc sắp đón đợt lạnh đầu mùa.

Nội dung được báo đưa như sau:

Khoảng ngày 22-9, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng tới Bắc Bộ và mưa lớn, đây là đợt không khí lạnh tăng cường đầu tiên của năm nay.

Miền Bắc sắp đón đợt lạnh đầu mùa - Ảnh 1.

Miền Bắc chuẩn bị đón đợt lạnh đầu mùa – Ảnh: NGUYÊN BẢO

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết hiện nay (20-9), ở phía bắc có khối không khí lạnh đang di chuyển xuống phía nam.

Trên đất liền nước ta khoảng đêm 21-9 và sáng sớm 22-9, không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ. Sau đó ảnh hưởng đến hầu hết khu vực phía Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Bắc Trung Bộ. Gió chuyển hướng đông bắc trong đất liền cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5.

Ngày 22 và 23-9, Bắc Bộ và Thanh Hóa trời chuyển mát, vùng núi Bắc Bộ có nơi trời lạnh. Trong đợt không khí lạnh này nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ và Thanh Hóa từ 20-23 độ C, vùng núi có nơi dưới 19 độ C.

Trên biển từ gần sáng 22-9, vịnh Bắc Bộ gió đông bắc mạnh dần lên cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, biển động mạnh. Sóng biển cao 1,5 – 2,5m.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ sáng sớm 22-9 đến ngày 23-9, trung du, đồng bằng và ven biển Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Quảng Bình mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Lượng mưa phổ biến 50-150mm, có nơi trên 200mm.

Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Mưa dông kèm theo các hiện tượng thời tiết cực đoan có thể gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng.

Mưa lớn còn gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp. Và lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Gió mạnh và sóng lớn trên biển có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của tàu thuyền và các hoạt động khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *