Người mang bệnh này nguy cơ UT gần 100% sau tuổi 40 nếu không được điều trị
Nếu một người bị polyp đại trực tràng tuyến, bạn nên kiểm tra sức khỏe của mình để biết nguy cơ mang bệnh.
Những người cần sàng lọc
Theo Vietnamnet, tại buổi tư vấn trực tuyến về Tầm soát và phát hiện sớm bệnh UT đại trực tràng của Bệnh viện K (Hà Nội), Phó giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hồng Thăng, Phó Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện K cho biết UT đại trực tràng là 5 bệnh UT thường gặp nhất ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Mỗi năm, Việt Nam ghi nhận hơn 16.000 ca mắc và hơn 8.200 ca mất vì căn bệnh này. UT đại trực tràng nằm trong top 5 bệnh UT phổ biến ở nước ta. Đây là bệnh liên quan tới lối sống, gene di truyền.
Bệnh thường phát triển trên nền tiền UT hay u.l. ành trong lòng đại trực tràng như polyp (từ đơn polyp, đa polyp hay polyp tuyến với số lượng 100 trở lên). Nếu các polyp này không điều trị sẽ tiến triển thành UT trong khoảng 10 năm.
Bệnh phát triển âm thầm, người mắc có nhiều thời gian để tầm soát và phát hiện sớm. PGS Thăng cho rằng cách tốt nhất là sàng lọc theo định kỳ. UT đại trực tràng liên quan trực tiếp tới tuổi tác (từ 50 tuổi trở lên) nhưng gần đây người trẻ mắc bệnh này gia tăng thậm chí có trường hợp chỉ 12 tới 17 tuổi đã mắc. Vì vậy, các quốc gia đã hạ tuổi tầm soát UT đại trực tràng trong cộng đồng xuống 45 tuổi.
Đặc biệt, UT đại trực tràng có tỷ lệ di truyền rất cao. Bệnh còn có yếu tố gia đình thường gặp ở người có bệnh lý đa polyp và người mắc hội chứng Lynch.
Với đa polyp di truyền yếu tố gia đình, tỷ lệ di truyền cho thế hệ sau lên tới 80%. Những trường hợp này, nguy cơ UT hóa từ tuổi 40 trở đi gần như 100% nếu không được phát hiện sớm điều trị dự phòng. Vì vậy, trong gia đình có như bố mẹ, cô dì, chú bác, anh em bị bệnh, người dân nên quan tâm sàng lọc kỹ hơn.
Người có tiền sử bệnh tiêu hóa, từng cắt polyp nên sàng lọc theo khuyến cáo của bác sĩ điều trị và các thành viên khác trong gia đình phải sàng lọc từ 45 tuổi trở lên.
Các biện pháp sàng lọc UT đại trực tràng như tìm máu trong phân, xét nghiệm sinh học phân tử tìm DNA trong phân hoặc sử dụng biện pháp nội soi ống mềm đại trực tràng. Qua nội soi, bác sĩ có thể thấy rõ tổn thương u lành hay UT.
Tỷ lệ khỏi gần 100% nếu phát hiện sớm
Về điều trị, Bác sĩ chuyên khoa II Hà Hải Nam – Phó Khoa Ngoại bụng 1, Bệnh viện K cho biết nếu chẩn đoán UT đại trực tràng, người bệnh không nên lo vì đây là bệnh có tiên lượng tốt nhất trong số các bệnh UT đường tiêu hóa. Tỷ lệ người bệnh sống trên 5 năm lên tới 65%. Tuy nhiên, bác sĩ Nam cho biết để có được hiệu quả cao thì giai đoạn phát hiện ra bệnh là “chìa khóa vàng”. Nếu ở giai đoạn sớm, tỷ lệ thành công lên tới gần 100%, giai đoạn muộn chỉ đạt 14%.
Hiện nay, UT đại trực tràng được điều trị đa mô thức: Phẫu thuật, hóa chất, tia xạ, điều trị đích, miễn dịch. Việc đáp ứng điều trị rất tốt. Trong đó, vai trò của ngoại khoa là cơ bản nhất. Để phát hiện sớm bệnh, bác sĩ Nam khuyến cáo nếu có các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, phân lỏng, phân nát kéo dài, phân màu bất thường (phân đen, có máu) thì bạn cần đi khám bác sĩ tiêu hóa ngay.
Việc dự phòng bệnh, bác sĩ Thăng khuyến cáo mọi người cần thay đổi lối sống như ăn nhiều chất xơ, hạn chế thực phẩm có nguy cơ gây UT như thức ăn cháy, đồ chiên rán. Bạn nên ăn ít thịt đỏ. Hạn chế ăn nhiều dưa cà muối, nên ăn nhiều rau, trái cây, cá, đạm thực vật. Đây là bệnh UT liên quan trực tiếp từ lối sống thiếu khoa học nên phòng bệnh bằng cách thay đổi ngay từ khi bạn còn trẻ.
Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ