Nhà vệ sinh đại kỵ hướng này nhất: Phạm vào tài lộc khánh kiệt, gia chủ đau ốm quanh năm

Bạn có biết nhà vệ sinh đại kỵ hướng nào nhất hay không, cần lưu ý khi bài trí nhà ở kẻo phạm nặng.

Nhà vệ sinh thường được gọi là công trình phụ, nhưng thực tế thời gian chúng ta sử dụng rất nhiều. Về mặt phong thủy, nhà vệ sinh cũng có ý nghĩa rất lớn, nếu đặt sai vị trí nhà vệ sinh có thể mang đến những ảnh hưởng tiêu cực.

Nhà vệ sinh đại kỵ những hướng nào?

Theo chuyên gia phong thủy – kiến trúc sư Phạm Cương, nhà vệ sinh không nên đặt ở vị trí trung cung (khu vực giữa nhà). Trung cung như là hạt nhân, là lõi của ngôi nhà, nơi tuyệt đối không nên xâm phạm để không ảnh hưởng xấu đến gia chủ, nhất là vệ sức khỏe.

Cần lưu ý là những ngôi nhà chữ Y, chữ L, chữ U sẽ có vị trí trung cung khác nhau. Vì thế nếu bạn không biết cách xác định trung cung của ngôi nhà, nên tham khảo ý kiến của chuyên gia phong thủy.

Ngoài trung cung, một vị trí nữa cũng không được đặt nhà vệ sinh, đó là cung Càn (cung Tây Bắc, theo phương vị của Chu dịch). Trong phong thủy có câu “Càn thiên môn, Tốn địa hộ”, nghĩa là năng lượng cũng xuất phát từ cung Càn, nên việc đặt bể phốt hay nhà vệ sinh ở cung Càn phải đặc biệt lưu ý.

Người xưa quan niệm, việc đặt nhà vệ sinh ở vị trí Thanh long cửa chính khiến cho người trong nhà dễ vướng bệnh tật hay lời đồn thị phi, làm ăn thất bát, phá sản. Do đó nhiều gia đình thường tận dụng khoảng cuối của dãy hành lang để đặt nhà vệ sinh, nhưng đây là điều tối kỵ trong phong thủy.

Ngoài ra, nhà vệ sinh không được liền với nhà bếp. Nhiều gia đình hiện nay đặt toilet liền với phòng ăn để tối đa không gian diện tích. Nhưng trong phong thuỷ học, nhà tắm là thuỷ – kim, liền với nhà bếp là nơi tập trung năng lượng của hỏa, sễ gây hiện tượng xung đột từ trường. Hiện tượng này được gọi là “thuỷ hoả kề nhau”, ảnh hưởng tới năng lượng của toàn bộ ngôi nhà.

Đặt bể phốt ở đâu hợp phong thủy?

Ngoài vị trí đặt nhà vệ sinh, việc chọn vị trí đặt bể phốt từ trước đến giờ luôn được chú trọng, xem xét cẩn thận vì nó cũng ảnh hưởng đến ngôi nhà ở nhiều khía cạnh.

Về mặt công năng, vị trí bể phốt sẽ tác động đến quá trình tiêu thoát chất thải của cả gia đình. Việc chọn đúng vị trí không những có thể đảm bảo vệ sinh cho nhà cửa mà còn giúp hạn chế những nguy cơ tiềm ẩn như sụt lún, nứt vỡ công trình. Bên cạnh đó, vị trí hợp lý cũng giúp tiết kiệm thời gian, công sức trong việc thông hút bể phốt định kỳ.

Theo chuyên gia phong thủy – kiến trúc sư Phạm Cương, bể phốt là khu vực chứa nhiều khí xú uế nên cần tính toán cẩn thận vị trí đặt, tránh ảnh hưởng đến trường năng lượng của ngôi nhà.

Nếu nhà có sân vườn rộng, đặt bể phốt ở sân vườn là lý tưởng nhất. Khi đó, năng lượng xấu của bể phốt sẽ không ảnh hưởng đến trường khí của ngôi nhà. Nếu nhà biệt thự có sân vườn xung quanh thì nên ưu tiên đặt bể phốt ở sân sau hoặc sân hai bên. Hạn chế đặt ở sân trước, nhất là các vị trí ngay sau cổng vào hoặc trước sảnh chính là nơi nạp khí cho ngôi nhà.

Về cung tọa, tốt nhất nên đặt bể phốt ở cung xấu so với tuổi của chủ nhà theo phong thủy Bát trạch. Ngoài ra nên tránh tối đa việc đặt bể phốt ở cung Tây Bắc (cung Càn), sẽ ảnh hưởng không tốt đến chủ nhà.

Nếu đặt bể phốt trong nhà thì tuyệt đối tránh đặt phạm vào khu vực trung cung (khu vực giữa nhà) vì đó là điều đại kỵ. Nếu là nhà ống 3 gian, ưu tiên đặt bể phốt ở gian sau. Tuyệt đối không đặt ở gian giữa và hạn chế đặt ở gian trước.

Ngoài ra, cần chú ý những đại kỵ phong thủy sau khi bài trí nhà vệ sinh:

Cửa nhà vệ sinh không được đặt đối diện cửa lớn, cửa phòng bếp, phòng ngủ

Theo phong thuỷ nhà vệ sinh, nhà vệ sinh là nơi tích tụ nhiều uế khí sinh ra trong quá trình sinh hoạt của gia đình, mang năng lượng rất xấu. Chính vì thể, nếu thiết kế như vậy những luồng sinh khí đi vào nhà qua cửa chính sẽ xộc thẳng vào nơi âm khí nặng nề, ảnh hưởng tới vận khí của gia đình.

Hướng bồn cầu cùng với hướng nhà

Theo phong thuỷ nhà vệ sinh, bồn cầu là khu vực chứa rất nhiều âm khí và xú uế. Thậm chí, nó còn được xem là cửa ngõ vào nhà của tà mà, sát khí. Do đó, vị trí và hướng của bồn cầu cần được xem xét một cách kĩ lưỡng.

Một trong những điều tối kị chính là hướng của bồn cầu cùng hướng với ngôi nhà. Bởi thông thường hướng nhà thường đặt theo những hướng vượng, hướng tốt,… nếu đặt bồn cầu cùng các hướng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới vận khí của cả ngôi nhà, và sức khỏe của những thành viên trong gia đình.

Xây nhà vệ sinh ở cuối hành lang

Đặt nhà vệ sinh ở cuối hành lang là điều tối kỵ trong phong thuỷ nhà vệ sinh. Bởi hành lang nơi các dòng khí sẽ lưu chuyển, lưu thông khí giữa các không gian khác nhau. Nếu thiết kế nhà vệ sinh ở cuối hành lang sẽ khiến những uế khí theo các dòng lưu chuyển lan ra toàn bộ ngôi nhà. Nếu duy trì tình trạng này lâu dần, gia chủ sẽ mất dần khí vận mà chuyển sang nhận những dòng khí tiêu cực được tích lũy ở khu vực này.

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *