Vì sao mộ thường xây đắp thành hình tam giác? Đọc xong con cháu mới thấy các cụ nhìn xa trông rộng
Quan tài chôn dưới đất, trên mặt đất lại phải đắp thêm một gò đất hình tam giác hóa ra là để làm 1 việc này.
Trung Quốc được biết đến là đất nước có nền văn hóa và lịch sự lâu đời. Thế nên lúc nào họ chứa nhiều kinh nghiệm trí tuệ đã được lưu truyền cho thế hệ sau.
Với sự phát triển như ngày nay thì nhiều phong tục đã thay đổi, chẳng hạn như phong tục tang lễ, thời xa xưa rất coi trong việc chôn cất an táng. Hiện nay thì nhiều nơi đã lựa chọn hỏa táng để tiết kiệm tài nguyên về đất đai.
Nhưng trong văn hóa tang lễ của người Trung Quốc, khi một người chết và được chôn cất, quan tài hiển nhiên là được chôn dưới lòng đất, nhưng trên bề mặt đất cá được đắp thành một ụ nhỏ hình tam giác. Tục lệ mai táng này cũng giống với cách chôn cất ở Việt Nam.
Vốn dĩ đây là cả một câu chuyện ý nghĩa:
Trong Kinh Lễ – 1 trong Ngũ Kinh của Khổng Tử có câu chuyện rằng cha của Khổng Tử qua đời khi ông còn rất nhỏ . Khi Khổng Tử lớn lên, ông muốn tỏ lòng kính trọng với cha mình, nhưng ông đã tìm kiếm rất lâu không tìm thấy mộ của cha mình.
Nhờ sự giúp đỡ của mọi người cuối cùng ông đã tìm thấy mộ của cha mình. Để thuận tiện cho việc tìm kiếm, nhận dạng mộ của cha thì ông đã cho chất một ụ đất nhỏ lên mộ của cha và trồng nhiều cây xanh xung quanh.
Đây được xem là nguồn gốc của gò đắp mộ từ xa xưa. Sau này khi có người qua đời thì người ta sẽ đắp một gò đất nhỏ lên đó, không những để mọi người dễ nhận biết và tìm kiếm hơn mà còn đây là tín hiệu của những ngôi mộ để mọi người đi qua không dẫm đạp vào.
Những ngôi mộ xây thành ụ nhỏ hình tám giác thì cũng có mục đích là khi có trời mưa thì mặt bằng mộ sẽ dễ bị đọng nước. Nhưng nếu trên đỉnh mộ có ụ tam giác thì khi nước mưa ập đến thì nước sẽ chảy xuống các khu vục xung quanh, giảm khả năng tích tụ nước.
Chúng ta có thể thấy rõ người xưa cực kỳ khôn ngoan trong việc chôn cất người đã khuất.