Thống kê từ trung tâm việc làm: 5 ngành nghề thất nghiệp nhiều nhất hiện nay, có bằng Đại học vẫn bị cắt giảm?

Đây là 5 ngành nghề có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất hiện nay. Cùng với đó tình trạng người có bằng cấp, thậm chí bằng Đại học nhưng vẫn chịu cảnh thất nghiệp tăng cao.

Theo thông tin từ Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM mới đây cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ lao động trình độ từ Đại học trở lên thất nghiệp tăng cao, thậm chí gấp đôi so với cả nước.

Trên cả nước, trong 6 tháng đầu năm 2023 có hơn 562.000 lao động đăng ký trợ cấp thất nghiệp, trong đó trình độ Đại học trở lên chiếm 13,85%. Lý giải cho nguyên nhân lao động có trình độ thất nghiệp là do họ cảm thấy công việc không còn phù hợp, không được tái ký hợp đồng mới nên mất việc.

Ngoài ra, có một số người xem đây là giai đoạn để nghỉ ngơi, dừng lại để tìm kiếm cơ hội việc làm khác.

Thống kê từ trung tâm việc làm: 5 ngành nghề thất nghiệp nhiều nhất hiện nay, có bằng Đại học vẫn bị cắt giảm? - ảnh 1

Tỷ lệ người nộp đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp có trình độ cao tăng trong nửa đầu năm 2023

Cũng trong báo cáo về xu hướng nhân sự nửa đầu năm 2023 được công bố mới đây, liên quan đến lao động có trình độ mất việc, những nhóm ngành nghề chịu ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng sa thải và thất nghiệp là:

Công nghệ thông tin, phần mềm, thương mại điện tử: Cắt giảm trung bình khoảng 25% nguồn nhân lực

Bất động sản: Cắt giảm trung bình khoảng 22% nguồn nhân lực

Các ngành bảo hiểm: Cắt giảm trung bình khoảng 18% nguồn nhân lực

Điện tử, công nghệ cao: Cắt giảm trung bình khoảng 16% nguồn nhân lực

Du lịch, ẩm thực, nghỉ dưỡng: Cắt giảm trung bình 16% nguồn nhân lực.

Thống kê từ trung tâm việc làm: 5 ngành nghề thất nghiệp nhiều nhất hiện nay, có bằng Đại học vẫn bị cắt giảm? - ảnh 2

Nhiều ngành nghề có bằng Đại học cũng không xin được việc

Bên cạnh đó, một số ngành vẫn cần nhân sự mới và có mức thu nhập bình quân tăng như: bán hàng, marketing, tài chính, nghiên cứu và phát triển.

Theo nhận định, người lao động làm việc ở những ngành có chuyên môn kỹ thuật cao như: cơ khí, ngân hàng, vận tải – hậu cần, dược, kiến trúc xây dựng dù bị cắt giảm vẫn sẽ dễ dàng tìm được việc làm mới ở những doanh nghiệp cùng ngành.

Cùng với đó, những ngành có xu hướng tăng tuyển dụng nhân sự trong thời gian tới gồm: ngân hàng, giáo dục, đào tạo, tư vấn, dược, thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe…

Ảnh: Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *