Từ 1/7/2024: 6 trường hợp không được tăng lương hưu và tạm dừng nhận trợ cấp BHXH, ai cũng nên biết kẻo thiệt

Theo quy định những trường hợp này sẽ không được tăng lương hưu và tạm dừng nhận trợ cấp BHXH, ai cũng nên

Ngày 11/4/2024, Thời báo Văn học Nghệ thuật có đăng tải thông tin với tiêu đề: “Từ 1/7/2024: 6 trường hợp không được tăng lương hưu và tạm dừng nhận trợ cấp BHXH, ai cũng nên biết kẻo thiệt”. Nội dung cụ thể như sau:

Lương hưu là gì?

Lương hưu hay còn gọi là khoản t.iền hưu trí mà mỗi lao động sau khi tham gia BHXH đủ số năm đủ số tuổi nghỉ hưu theo quy định sẽ được nhận lãnh. Lương hưu chính là một hình thức giúp an sinh xã hội khiến người lao động khi về gi.à hết sức lao động có thể đảm bảo cuộc s.ống ổn định cho mình mà không trở thành g.ánh n.ặng của gia đình, người thân và xã hội. Sau khi cải cách t.iền lương ngày 1/7/2024 lương công chức sẽ có nhiều thay đổi vậy lương hưu sẽ có sự tăng theo nhất định. Nhưng theo quy định có 6 trường hợp này không đươc tăng lương và tạm dừng nhận trợ cấp BHXH đó là trường hợp nào hãy cùng tìm hiểu nhé!

3 đối tượng không được tăng lương hưu, trợ cấp từ năm 2024

Ngoài những đối tượng được tăng lương hưu, tăng trợ cấp nêu trên bao gồm:

– Những người lao động đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng sẽ không được tăng lương hưu

– Những người lao động đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động không được tăng lương hưu

– Những người bị bệnh nghề nghiệp không được tăng lương hưu

Trường hợp không được tăng lương hưu và tạm dừng nhận trợ cấp BHXH

3 trường hợp tạm dừng nhận lương hưu năm 2024

– Trường hợp 1: Xuất cảnh tr.ái ph.ép

Theo quy định tại Điều 33 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 (sửa đổi 2023), công dân Việt Nam chỉ được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng

+ Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực;

+ Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.

Đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có k.hó k.hăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện nêu trên phải có người đại diện hợp pháp đi cùng.

Do đó, nếu không đáp ứng đủ các điều kiện trên, người có hành vi tự ý xuất cảnh ra nước ngoài sẽ bị xem là xuất cảnh tr.ái ph.ép.

Ai không được tăng lương hưu sau ngày 1/7/2024

– Trường hợp 2: Bị Tòa án tuyên bố là mất tích

Khi một người b.iệt t.ích 2 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về t.ố t.ụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn s.ống hay đã c.hết.

Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

– Trường hợp 3: Có căn cứ xác định việc hưởng BHXH không đúng quy định của pháp luật.

Căn cứ Điều 54, Điều 55 Luật BHXH 2014 (sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019), người lao động muốn hưởng lương hưu hằng tháng phải đáp ứng đủ 2 điều kiện cơ bản sau:

– Điều kiện 1: Đủ tuổi nghỉ hưu;

– Điều kiện 2: Đủ thời gian đóng BHXH theo quy định.

+ Đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên: Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (khoản 3 Điều 54 Luật BHXH 2014).

+ Đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên: Các trường hợp còn lại.

Cơ quan BHXH sẽ tạm dừng việc chi trả lương hưu, đồng thời sẽ ra thông báo báo bằng văn bản và nêu rõ lý do ngay sau khi có căn cứ cho rằng việc hưởng lương hưu của người lao động là không đúng quy định.

Trước đó, ngày 20/3/2024, báo Người Lao động có đăng tải thông tin với tiêu đề: “Tăng lương hưu từ 1-7-2024: Để người về hưu bớt thiệt thòi”. Nội dung cụ thể như sau:

Nghị quyết số 104/2023/QH15 của Quốc hội đã quyết nghị, từ ngày 1/7/2024 thực hiện cải cách tổng thể chính sách t.iền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

Bộ Tài chính đề nghị tính toán lại mức phù hợp

Thực hiện chính sách t.iền lương, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất từ ngày 1/7/2024 thực hiện tăng lương hưu, trợ cấp BHXH 15%; tăng chi trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng 29,2%, từ 2.055.000 đồng lên 2.655.000 đồng; tăng trợ cấp xã hội 38,9%, từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng.

Tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 15/3, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cho biết: đối với chính sách người có công sẽ thực hiện đúng phương châm thể hiện trong Pháp lệnh người có công là “người có công được hưởng trợ cấp cao hơn bình thường”.

Theo tinh thần đó, mức trợ cấp của người có công sẽ cao hơn một bậc so với mức cải cách t.iền lương. Đối với nhóm đối tượng hưởng bảo trợ xã hội có mức tăng tương đồng với mức tăng lương bình quân của công chức, có lộ trình gồm hai thời điểm là 1/7/2024 và 1/7/2025.

Về tăng lương hưu, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết sẽ phân chia thành 3 nhóm đối tượng. Nhóm đầu tiên là những người nghỉ hưu thông thường, mức tăng lương hưu sẽ được tính toán hợp lý giữa khu vực đang làm việc với người nghỉ hưu, hài hòa giữa người cùng chức vụ trước và sau 1/7/2024.

Với nhóm người nghỉ hưu trước ngày 1/7/2024, Nhà nước cần áp dụng mức bù để giảm chênh lệch lương giữa người nghỉ hưu trước và sau thời điểm cải cách chính sách t.iền lương.

Và, ngoài áp dụng chính sách bảo hiểm xã hội, những người hưởng lương hưu theo ngân sách khi về hưu được bảo đảm đầy đủ chế độ như người nghỉ hưu bình thường. Nhóm nghỉ hưu trước năm 1995, Bộ LĐTB&XH đề nghị Bộ Chính trị, các cơ quan có thẩm quyền cho áp dụng những chính sách đặc biệt để đẩy lương hưu lên cao hơn nữa.

Tham gia ý kiến về tác động của chính sách t.iền lương mới đến việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, Bộ Tài chính cho biết: ước tính sơ bộ, nhu cầu kinh phí ngân sách Nhà nước năm 2024 tăng thêm so với dự toán chi ngân sách Nhà nước năm 2024 đã được cấp có thẩm quyền giao để thực hiện phương án đề xuất của Bộ LĐTB&XH là 17.276 tỷ đồng, vượt khả năng cân đối của dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 đã được Quốc hội quyết định tối đa là 7.430 tỷ đồng.

Do vậy, Bộ Tài chính đề nghị Bộ LĐTB&XH rà soát, tính toán lại các phương án điều chỉnh cụ thể, bảo đảm các nguyên tắc và cơ sở pháp lý để trình cấp có thẩm quyền quyết định các mức điều chỉnh trên cơ sở khả năng cân đối của ngân sách Nhà nước.

Tăng lương hưu 15% là hợp lý

Hiện nay, điều kiện cân đối ngân sách T.Ư k.hó k.hăn, nguồn bố trí điều chỉnh lương hưu và một số chính sách trợ cấp, an sinh xã hội rất hạn chế, trong khi một số địa phương vẫn tiếp tục dư nguồn cải cách t.iền lương lớn.

Để chủ động nguồn điều chỉnh những chính sách và giảm áp lực bố trí ngân sách T.Ư hỗ trợ các địa phương, Bộ Tài chính đề xuất: Bộ LĐTB&XH báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng nguồn cải cách t.iền lương tích lũy của ngân sách T.Ư và nguồn cải cách t.iền lương của các địa phương còn dư sau khi bảo đảm đủ nhu cầu cải cách t.iền lương được sử dụng để thực hiện việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và thực hiện các chính sách an sinh xã hội do T.Ư ban hành.

Về vấn đề tăng lương hưu, các chuyên gia an sinh xã hội cho rằng, đầu tiên việc điều chỉnh lương hưu phải thực hiện theo nguyên tắc đóng – hưởng để bảo đảm công lao trong quá khứ của công chức, viên chức nghỉ hưu đã đóng góp.

Thứ nữa, theo thông lệ lịch sử, việc tăng lương là quan hệ ngang giữa lương tại chức và lương hưu, tức là tỷ lệ tăng lương hai bên bằng nhau.

Và thứ ba, việc điều chỉnh tăng lương hưu phụ thuộc vào ngân sách, có hai nguồn: những người về hưu trước năm 1995 hưởng lương hưu từ ngân sách Nhà nước và đối tượng nghỉ hưu từ 1995 trở lại đây hưởng lương hưu từ quỹ BHXH chi trả. Việc tăng lương hưu phải tuân thủ theo nguyên tắc chung đó, nếu vi phạm sẽ làm mất công bằng với người nghỉ hưu.

Trao đổi về việc Bộ Tài chính nêu ý kiến Bộ LĐ-TB-XH đề xuất mức tăng lương hưu và các loại trợ cấp từ ngày 1/7/2024 vượt khả năng cân đối của dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 đã được Quốc hội quyết định, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Phạm Minh Huân cho rằng: tăng lương hưu tỷ lệ thấp quá thì không có ý nghĩa, mà tăng như Bộ LĐTB&XH đề xuất thì không có nguồn.

Cho nên, bây giờ Bộ Tài chính và Bộ LĐ-TB-XH ngồi với nhau để bàn lại các phương án và tính toán cụ thể từng phần tăng lương hưu; tăng chi trợ cấp ưu đãi người có công, tăng trợ cấp xã hội như Bộ LĐTB&XH đề xuất là bao nhiêu t.iền.

Bộ LĐ-TB-XH muốn tăng lương hưu 15% nhưng sau khi cân đối vẫn thiếu nguồn thì có thể hạ xuống 12%. Về trợ cấp người có công với cách mạng mà không nâng được như mức đề xuất 28,9% thì giảm xuống một chút.

Nhiều năm nghiên cứu chính sách an sinh xã hội, TS Nguyễn Hữu Dũng – nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ LĐ-TB-XH nhận định đề xuất của Bộ LĐ-TB-XH về cơ bản vẫn chấp nhận được nhưng vẫn có cái không phù hợp. Bởi vì theo nguyên tắc tăng lương công chức, viên chức và người về hưu có tỉ lệ ngang nhau, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất tăng lương hưu 15% chỉ bằng một nửa của tăng lương công chức, viên chức (30%).

Thế nhưng đây là tình huống đặc biệt, liên quan đến cải cách, lịch sử t.iền lương của công chức, viên chức quá thấp từ trước đến nay nên mức tăng 30% để giải quyết vấn đề lâu dài. Vì, hiện tại, đội ngũ công chức, viên chức có mức t.iền lương không đủ chi trả cho cuộc s.ống dẫn đến năng suất, hiệu suất làm việc không tốt. “Mức đề xuất tăng lương hưu 15% chưa phải là tối ưu nhưng đành chấp nhận bởi phụ thuộc vào ngân sách” – ông Nguyễn Hữu Dũng cho hay. Đồng thời cho rằng, bây giờ Bộ LĐ-TB-XH phải tính được ngân sách Nhà nước có bấy nhiêu t.iền thì giải quyết tăng lương hưu được bao nhiêu người.

Còn lại hai nguồn là BHXH và nguồn kết dư từ các địa phương, để không vượt quá khả năng cân đối của dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 đã được Quốc hội quyết định tối đa 7.430 tỷ đồng. Trường hợp nếu vượt quá, Bộ LĐ-TB-XH trình Quốc hội xem xét lại, điều chỉnh, bổ sung ngân sách để việc tăng lương hưu, các loại trợ cấp thực sự có ý nghĩa và các đối tượng thụ hưởng được cải thiện cuộc s.ống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *